Cách vệ sinh điều hòa nhanh chóng và tiết kiệm chi phí tại nhà

Để tăng tuổi thọ máy cũng như tiết kiệm điện năng và làm lạnh hiệu quả thì việc vệ sinh máy lạnh thường xuyên là điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, dịch vụ vệ sinh điều hòa trên thị trường lại có mức giá tương đối cao nên khiến nhiều người dùng ngần ngại. Nhận thấy được điều này, trong bài viết sau, chúng tôi sẽ hướng dẫn đến bạn cách vệ sinh điều hòanhanh chóng và hiệu quả nhất. Cùng tham khảo nhé!

[wpsm_titlebox title=”Nội dung” style=”1″] [wpsm_toplist] [/wpsm_titlebox]

Nên vệ sinh điều hòa khi nào?

Dấu hiệu cho thấy bạn cần phải vệ sinh điều hòa ngay đó chính là hơi lạnh tỏa ra yếu và công suất lạnh giảm. Rất nhiều gia đình sử dụng điều hòa cả năm mà chưa vệ sinh hay bảo dưỡng dẫn tới cục nóng giải nhiệt (outdoor unit) kém hay hư hỏng nặng. Hoặc cũng có thể là cục lạnh trong nhà không trao đổi nhiệt được dẫn tới nhiệt độ quá lạnh gây ngưng tụ nước và chảy ngược ra ngoài máng hứng nước của điều hòa.

cach-ve-sinh-dieu-hoa-2
Để tăng tuổi thọ máy cũng như tiết kiệm điện năng và làm lạnh hiệu quả thì việc vệ sinh máy lạnh thường xuyên là điều vô cùng cần thiết

Lời khuyên dành cho bạn chính là hãy vệ sinh máy lạnh  3-4 tháng/lần  đối với máy điều hòa hộ gia đình (phòng ngủ) hoặc 6 tháng/lần nếu điều hòa chỉ sử dụng khoảng 6-8 tiếng/ngày. Còn với phòng khách, văn phòng làm việc thì nên vệ sinh điều hòa khoảng 2-3 tháng/ lần.

Những dụng cụ cần chuẩn bị để vệ sinh điều hòa

Dụng cụ cần sử dụng để vệ sinh điều hòa mà bạn nên chuẩn bị là máy bơm nước áp suất cao để có thể xịt rửa các khe kim loại trên dàn lạnh, dàn nóng hiệu quả. Nếu không có thì bạn cũng có thể sử dụng bình tưới cây hoặc bình xịt kính.

Ngoài ra, người dùng cũng nên chuẩn bị thêm 1 túi nilon lớn hoặc là áo mưa giấy được chế thành túi lớn để có thể chứa đựng nước bẩn trong quá trình xịt rửa, vệ sinh dàn lạnh. Dụng cụ tiếp theo mà bạn cũng cần phải chuẩn bị đó chính là tuốc-nơ-vít. Đây là dụng cụ dùng để tháo các ốc vít trên giàn lạnh.

cach-ve-sinh-dieu-hoa-3
Với phòng khách, văn phòng làm việc thì nên vệ sinh điều hòa khoảng 2-3 tháng/ lần

Bên cạnh đó, người dùng cũng nên chuẩn bị nguồn nước sạch không cần pha thêm chất tẩy rửa để xịt rửa nếu như máy lạnh không quá bụi bẩn. Không chỉ vậy,  túi nilon hoặc giẻ sạch cũng là những vật dụng không thể thiếu của quá trình vệ sinh máy lạnh. Bởi nó sẽ giúp ngăn không cho nước bắn vào bo mạch điện tử gây hỏng. Cuối cùng, bạn hãy sử dụng nước rửa bát hay các chất tẩy tương tự để lau chùi lớp vỏ nhựa giàn lạnh.

Cách vệ sinh điều hòa nhanh chóng và tiết kiệm chi phí ngay tại nhà

Sau đây sẽ là những hướng dẫn chi tiết về cách vệ sinh điều hòa nhanh chóng và tiết kiệm chi phí ngay tại nhà mà bạn nên biết:

3.1 Ngắt nguồn điện và kiểm tra chung

Trước khi tiến hành vệ sinh điều hòa, bạn cần phải tắt hết nguồn điện cung cấp cho điều hòa. Đây là điều vô cùng cần thiết để đảm bảo an toàn trong quá trình vệ sinh, tránh được sự cố chập điện, hở điện,…

Sau đó, bạn hãy tiến hành kiểm tra tình trạng bên ngoài của điều hòa, đặc biệt, kiểm tra cẩn thận khu vực dàn lạnh và dàn nóng để xem chúng có gì bất thường hay không. Không chỉ vậy, bạn cần kiểm tra các điểm nối điện kỹ càng để xem chúng có thể đạt yêu cầu về độ an toàn, nếu cảm thấy không an toàn thì bạn hãy siết chặt lại ngay sau khi đã kiểm tra xong hết những bộ phận khác.

cach-ve-sinh-dieu-hoa-5
Sau khi vệ sinh xong, thì bạn cần chạy thử điều hòa để quan sát xem thiết bị có tiếng va đập, tiếng kêu của động cơ, có mùi hôi hay không

3.2 Vệ sinh dàn lạnh

Vệ sinh dàn lạnh để làm sạch bụi bẩn là điều cần thiết. Bởi vì dàn lạnh nằm trong phòng nên nếu mất vệ sinh thì gió thổi ra không khí cũng có mùi hôi khó chịu và gây ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như sinh hoạt của gia đình bạn.

Bạn hãy vệ sinh dàn lạnh bằng cách sử dụng bơm áp lực phun nước trực tiếp vào dàn lạnh. Tuy nhiên, hãy phun một cách từ từ lên dàn và quạt dàn lạnh đến khi thấy bụi bẩn được loại bỏ hết. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng các chất tẩy rửa chuyên dụng để loại bỏ, làm sạch bụi bẩn và khử mùi. Sau đó, người dùng hãy tiến hành làm khô dàn lạnh rồi lắp lại vào đúng vị trí.

cach-ve-sinh-dieu-hoa-4
Dàn lạnh nằm trong phòng nên nếu mất vệ sinh thì gió thổi ra không khí cũng có mùi hôi khó chịu và gây ảnh hưởng tới sức khỏe

3.3 Làm sạch lưới lọc không khí

Lưới lọc không khí chính là một bộ phận ở bên trong dàn lạnh, nên thường xuyên sẽ bị bám bụi và ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng làm lạnh của thiết bị. Để có thể vệ sinh được lưới lọc không khí, thì trước hết bạn cần tháo rời lưới lọc ra khỏi dàn lạnh. Sau đó, phun nước để tiến hành rửa sạch. Cuối cùng là hãy làm khô lưới lọc trước khi lắp lại vào dàn lạnh điều hòa. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng lưới lọc sẽ rất dễ bám bụi nên nếu có thể vệ sinh lưới lọc bằng phương pháp rửa sạch theo định kỳ khoảng 15 ngày/lần.

3.4 Vệ sinh dàn nóng

Bạn cũng sử dụng vòi bơm tăng áp xịt nước để làm sạch dàn nóng. Song, trước khi xịt thì hãy dùng một chiếc tuốc-nơ-vít dài để cố định cánh quạt của dàn nóng để có thể xịt rửa một cách dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể xịt nước vào mặt trước của dàn nóng nhưng không nên xịt nước vào phần mô tơ quạt của cục nóng.

3.5 Chạy thử máy điều hòa

Sau khi vệ sinh xong, thì bạn cần chạy thử điều hòa để quan sát xem thiết bị có tiếng va đập, tiếng kêu của động cơ, có mùi hôi hay không,…  Nếu máy làm mát nhanh, chạy êm và không có dấu hiệu bị chảy nước thì quá trình vệ sinh của bạn đã thành công.

Trên đây chính là những chia sẻ cụ thể nhất về cách vệ sinh điều hòa nhanh chóng và tiết kiệm chi phí ngay tại nhà. Mong rằng qua đó, bạn đọc sẽ có được nhiều điều hữu ích cho bản thân. Chúc bạn thành công!